Thảo luận về vấn đề phát triển đoàn viên, hầu hết các ý kiến đồng tình, nhất trí cao cần phải có những giải pháp quyết liệt trong thời gian tới. “Sức mạnh của tổ chức CĐ chính là sức mạnh từ đoàn viên”; “thành lập CĐCS là nhiệm vụ sống còn của tổ chức CĐ”; “phải quyết liệt, thay đổi từ nhận thức”; “cần có cơ chế thưởng phạt rõ ràng trong công tác phát triển đoàn viên”… là những mệnh đề được nhiều đại biểu nhấn mạnh, phân tích trong quá trình phát biểu, thảo luận.
Với tinh thần đó, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đề nghị lấy năm 2016 là “Năm phát triển đoàn viên”, như là một bước đột phá để tăng nhanh tỷ lệ NLĐ là đoàn viên CĐ và thành lập CĐCS trong các DN, trước hết là DN sử dụng từ 30 LĐ trở lên. Căn cứ vào việc thực hiện của các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành trung ương từ năm 2013-2015, Đoàn Chủ tịch xác định trong năm 2016, cả nước tăng thêm ít nhất là 600.000 đoàn viên CĐ và có 90% trở lên số DN có từ 30 lao động trở lên có tổ chức CĐ.
Để thực hiện được mục tiêu trên, Đoàn Chủ tịch cũng đă đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sẽ triển khai trong “Năm phát triển đoàn viên” để BCH thảo luận, đó là: Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở khu vực doanh nghiệp. Lấy địa bàn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và những nơi có nhiều doanh nghiệp làm trọng điểm, tăng cường đầu tư nguồn nhân lực và tài chính tập trung phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Đa dạng hóa phương thức vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, gắn với thương lượng tập thể và nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể. Tích cực triển khai phát triển đoàn viên theo phương pháp mới. Có giải pháp cụ thể về tài chính đảm bảo đủ kinh phí cho công tác phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS. Bố trí cán bộ chuyên trách chuyên làm công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ở cơ quan công đoàn cấp tỉnh, ngành TW và tương đương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Đồng thời tập trung bồi dưỡng tập huấn về kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS và có chính sách khuyến khích đối với những người chuyên làm công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Các cấp công đoàn xác định những nhiệm vụ trọng tâm để ưu tiên thực hiện, đồng thời hướng dẫn cấp CĐCS từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của CĐCS.
Việc ban hành Nghị quyết về chất lượng bữa ăn giữa ca của NLĐ được nhiều đại biểu đồng tình. Hiện nay, bữa ăn ca của NLĐ ở nhiều DN chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng để tái tạo sức lao động, nghèo về giá trị dinh dưỡng, đặc biệt tại các KCN tập trung. Bên cạnh đó, chất lượng thực phẩm và điều kiện chế biến chưa tốt dẫn đến nguy cơ ngộ độc rất cao. Số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ bếp ăn tập thể tại các DN và cơ sở chế biến suất ăn sẵn có xu hướng diễn biến phức tạp vì vậy, việc BCH TLĐ ban hành Nghị quyết về về vấn đề nay là hết sức cần thiết. Thảo luận về mức tối thiểu của bữa ăn giữa ca, các đại biểu tập trung vào các loại ý kiến: thứ nhất, là gắn mức tối thiểu của bữa ăn theo tỷ lệ % lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; thứ hai, đề nghị mức tối thiểu của bữa ăn giữa ca phải từ 15.000 đồng trở lên và loại ý kiến thứ ba cho rằng không nên quy định theo mức tiền mà nên quy định định lượng calo và bảo đảm an toàn thực phẩm đảm bảo sức khỏe cho NLĐ… Các đại biểu đồng tình cao việc phải đưa nội dung về chất lượng bữa ăn ca vào thỏa ước lao động tập thể tại DN.
Về hoạt động CĐ trong quá tŕnh Việt Nam phê chuẩn và thực thi hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các đại biểu đều cho rằng phải đổi mới nội dung, phương thức hoạt động toàn diện từ TLĐ cho đến CĐCS để thực hiện được nhiệm vụ số 1 là bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Cần giảm những hoạt động không hoặc ít liên quan. Bên cạnh đó, cần tập trung đào tạo cán bộ CĐCS. Phải tăng cường mạng lưới tuyên truyền, tư vấn pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ CĐ và NLĐ hiểu về cơ hội và thách thức khi tham gia TPP.
Các đại biểu cũng dành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề tài chính Công đoàn trong đó đồng nhất quan điểm: Công tác tài chính là điều kiện, là công cụ phục vụ đắc lực cho các hoạt động của tổ chức CĐ. Tài chính CĐ chủ yếu tập trung chi tại CĐCS. Các cấp CĐ cần tập trung khai thác tốt nguồn thu tài chính CĐ, giảm thất thu kinh phí, đoàn phí; không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính CĐ; chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm, dành nhiều kinh phí cho hoạt động phong trào, tuyên truyền pháp luật, công tác đào tạo, cán bộ CĐ. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát tài chính, tài sản CĐ…
Trưởng ban Biên tập: Ông Rơ Chăm Long - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh |
Địa chỉ: Số 166 đường U Re, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum |
Email: congdoankontum@yahoo.com. |
Điện thoại: (0260). 3917319 hoặc 3914245; Fax: (0260).3862319. |
Tổng số người truy cập: 1414429 Số người online: 116 |
Phát triển:TNC |