TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Liên đoàn Lao động tỉnh Kon Tum 5 năm thực hiện Đề án 31 của Thủ Tướng Chính Phủ về “tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động”
12-9-2016
triển khai thực hiện Đề án 31 của Chính Phủ về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân viên chức lao động, đã được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thường xuyên, gắn liền với các hoạt động, bám sát cơ sở, thông qua đó đưa chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đến với người lao động.
AnhMinhHoa
Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật cho người lao động

Là một tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, các loại hình doanh nghiệp không nhiều, quy mô không lớn, các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra chưa có sức cạnh tranh đủ mạnh trên thị trường, lực lượng cán bộ, công nhân viên chức, người lao động không nhiều so với khu vực và cả nước. Đến hết năm 2015, toàn tỉnh Kon Tum có trên 43.000 CNVCLĐ. Từ năm 2009, việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án 31 của Chính Phủ về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), đã được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thường xuyên, gắn liền với các hoạt động, bám sát cơ sở, thông qua đó đưa chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước đến với người lao động. Đặc biệt là những chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến các quan hệ lao động như Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, Luật Việc làm, Luật Hôn nhân & Gia đình, Luật phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng chống các tệ nạn xã hội... góp phần từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong đoàn viên, CNVCLĐ.

Trong những năm qua, với trách nhiệm của mình, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đoàn viên, người lao động, trong đó tập trung chủ yếu là đội ngũ viên chức tại các huyện và người lao động trong các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống, công tác, làm chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng đối với người lao động và người sử dụng lao động, làm giảm thiểu tối đa các trường hợp tranh chấp lao động, các cuộc đình công, lãn công liên quan đến lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động.

Đã có trên 3.000 lượt ý kiến của CNVCLĐ tham gia góp ý xây dựng Hiếp pháp 2013; tổ chức 28 buổi (lớp) tuyên truyền phổ biến Hiến pháp 2013, Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012, Luật BHXH 2014...; các Nghị định hướng dẫn thi hành cho 2.961 cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động. Tư vấn cho 804 người lao động về các nội dung liên quan đến quan hệ lao động, việc làm. Tổ chức 308 lớp tuyên truyền trực tiếp cho CNVCLĐ về phòng chống các tệ nạn xã hội như Ma túy, Mại dâm, HIV/AIDS và đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ; 8 buổi lễ ra quân hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống Ma túy (26/6) hằng năm và Tháng an toàn giao thông tại 105 lượt đơn vị, địa phương thu hút 53.530 lượt người tham gia; cấp phát trên 30.000 tờ rơi, tài liệu, băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền các loại. Hằng năm Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với ngành Lao động, thương binh & Xã hội tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, theo đó từ 2009 đến nay đã có 320 cuộc kiểm tra được thực hiện; kịp thời giải quyết; phối hợp giải quyết và kiến nghị các cấp giải quyết những tồn tại, tháo gỡ vướng mắc trong quan hệ lao động và thực hiện pháp luật lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động, từng bước xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn còn bộc lộ những hạn chế đó là: Công tác tuyên truyền, PBGDPL chưa nhận được sự đồng tình, phối hợp một cách thực chất từ phía người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, còn gặp nhiều khó khăn; nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, chưa tuân thủ pháp luật, nhất là pháp luật về Lao động; Công đoàn, Bảo hiểm xã hội... tình trạng vi phạm pháp luật Lao động, chậm đóng, trốn đóng BHXH, trốn đóng kinh phí công đoàn khá phổ biến trong loại hình doanh nghiệp này.

Một bộ phận người lao động chưa, hoặc thậm chí không quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật, dẫn đến khả năng nhận thức, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, quyền lợi bị vi phạm nhưng không biết; ý thức chấp hành, pháp luật trong quan hệ lao động và thực thi công vụ chưa cao, gây cản trở và ảnh hưởng không nhỏ trong thực hiện cải cách hành chính...

Kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế nêu trên cần được xem xét trong thời gian tới, việc tổng kết, triển khai, thực hiện Đề án 31 phải được các cấp, các ngành đánh giá một cách đầy đủ, sâu sắc, trên cơ sở đó chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, đề ra giải pháp, đầu tư kinh phí, đổi mới hình thức, đưa hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cũng như công tác xây dựng pháp luật đạt hiệu quả hơn.

Bài viết: Văn Hả; ảnh: Ngô Anh
Số lượt xem:5698