VĂN HÓA - THỂ THAO
Công đoàn với việc tổ chức phong trào Văn hóa thể thao
22-6-2018
Nhiệm kỳ 2013 - 2018 đã có 3.638 lượt đơn vị tổ chức các hoạt động VHVN - TDTT đạt tỷ lệ hằng năm trên 60% với trên 1.136 lần tổ chức hội thao, hội diễn, giải thể thao, liên hoan tiếng hát CNVCLĐ ở các cấp với hình thức và quy mô khác nhau, thu hút trên 18.465 lượt người tham gia.
AnhMinhHoa
Trao thưởng cho các đơn vị xuất sắc tại hội thao CNVCLĐ năm 2014

Trong những năm qua, bên cạnh việc tổ chức, triển khai thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động; tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cũng đã được các cấp công đoàn quan tâm triển khai có hiệu quả. Tùy vào điều kiện về con người, kinh phí và cơ sở vật chất, cũng như nhu cầu của đoàn viên, người Lao động mà công đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo sân chơi lành mạnh để đoàn viên, người Lao động có điều kiện tham gia, qua đó nâng cao dời sống tinh thần, thắt chặt tình cảm, gắn bó, giúp đỡ nhau trong đời sống, công tác. Việc nâng cao đời sống tinh thần về VHVN, TDTT là nhu cầu rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay, tạo điều kiện để đoàn viên, người Lao động trực tiếp tham gia sáng tạo nghệ thuật, tập luyện và thi đấu thể thao ở các cấp công đoàn nhằm  thực hiện tốt nội dung chăm lo hơn nữa đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động, góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trong những năm qua Công đoàn các cấp tỉnh Kon Tum đã tổ chức các hoạt động VHVN – TDTT, gắn với các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, của các cấp, các ngành, địa phương thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia. Nhiệm kỳ 2013 - 2018 đã có 3.638 lượt đơn vị tổ chức các hoạt động VHVN - TDTT đạt tỷ lệ hằng năm trên 60% với trên 1.136 lần tổ chức hội thao, hội diễn, giải thể thao, liên hoan tiếng hát CNVCLĐ ở các cấp với hình thức và quy mô khác nhau, thu hút trên 18.465 lượt người tham gia. Nhiều hoạt động có quy mô, do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức quy tụ nhiều nhân tài tham gia như Hội thao CNVCLĐ toàn tỉnh với các môn Cầu lông, Bóng bàn, Bóng đá Mini, Bóng chuyền, Tennis,...; Hội diễn nghệ thuật quần chúng, Liên hoan tiếng hát CNVCLĐ được duy trì thường xuyên, đạt kết quả tốt, đáp ứng một phần nhu cầu của đoàn viên, người lao động. Có thể khẳng định, với những cố gắng của mình, thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã dần đưa phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao đi vào thực tế nhu cầu của đoàn viên và người lao động; đời sống tinh thần, môi trường văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được xây dựng phát triển, tác động tích cực đến ý thức, thái độ của đoàn viên, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ, ứng xử trong cuộc sống. Những thành quả đó là kết quả của sự tìm tòi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng từ đoàn viên và người lao động của các cấp công đoàn, trong đó vai trò không nhỏ từ ngay CĐCS, nơi trực tiếp, gắn bó với đoàn viên, người lao động hằng ngày tại đơn vị; là sự chủ động đề xuất và phối hợp của công đoàn với cấp ủy, chuyên môn để được ủng hộ, tạo điều kiện trong việc đề ra kế hoạch tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động hiểu mục đích, ý nghĩa phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, từ đó lựa chọn nội dung, hình thức và thời gian tổ chức phù hợp với trình độ, sở trường của người tham gia và khả năng có thể đáp ứng của đơn vị.

Thiết nghĩ trong thời gian tới, để phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tiếp tục được duy trì và phát triển một cách tích cực, hiệu quả, cần phải làm tốt một số nhiệm vụ như: Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò thủ lĩnh của đội ngũ cán bộ công đoàn, đảm bảo tính tiên phong, gương mẫu, gần gũi đoàn viên, người lao động, là nhịp cầu gắn kết tiếng nói, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động với cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, xây dựng hình ảnh người cán bộ công đoàn có đủ năng lực công tác, năng động, sáng tạo, bản lĩnh, xứng đáng là chỗ dựa tinh thần, thực sự là nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên và người lao động. Mỗi Ban chấp hành CĐCS phải thực sự là nơi hội tụ được tinh thần đoàn kết của tập thể đoàn viên, người lao động trong tổ chức phong trào ở cơ sở; cán bộ công đoàn các cấp phải thường xuyên tìm tòi, đổi mới hoạt động, thông qua phong trào VHVN, TDTT để tuyên truyền, vận động, đoàn viên, người lao động hiểu biết về công đoàn, về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của cán bộ công đoàn, từ đó ủng hộ và tích cực tham gia các hoạt động do công đoàn phát động và tổ chức, gia nhập tổ chức công đoàn, cùng với công đoàn chủ động đề xuất, tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, việc chăm lo việc làm, thu nhập, ổn định cho người lao động là nhiệm vụ hàng đầu, tuy nhiên việc quam tâm, chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động cũng vô cùng ý nghĩa đối với sự ổn định và phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, vì vậy việc người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động của công đoàn là việc làm đúng đắn, vì công đoàn luôn đồng hành cùng với người sử dụng chăm lo đời sống tinh thần cho ngườ lao động. Việc xây dựng CĐCS vững mạnh trong một đơn vị nhất thiết phải với một tập thể đoàn kết, phát triển; công đoàn muốn vững mạnh, nhất thiết phải sánh vai, đồng hành cùng đơn vị, doanh nghiệp. 

Bài: Bích Phượng
Số lượt xem:7182
Bài viết liên quan: