TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC - TĐ KHEN THƯỞNG
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân và Công đoàn
26-7-2019

Trong chuyến đến thăm và nói chuyện với cán bộ giáo viên và học viên Trường cán bộ Công đoàn vào ngày 19/01/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”.

Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II vào tháng 2-1961, Bác Hồ đã nói: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta đều cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay...”

Trong quá trình phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam, bên cạnh sự quan tâm về xây dựng, củng cố tổ chức, Bác Hồ cũng luôn luôn nhắc nhở kêu gọi giai cấp công nhân vận động phong trào Thi đua ái quốc. Từ sáng kiến của Bác, Công đoàn Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua nổi tiếng và đạt được những kết quả vô cùng to lớn như: Phong trào “Thi đua ái quốc”, “Tăng gia sản xuất vũ khí”, “Tất cả cho tiền tuyến” , “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Năng suất - chất lượng - hiệu quả”, “Lao động giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, “Thi đua 2 tốt” ... đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phong trào công nhân và lịch sử Công đoàn nước ta.

Khi nói chuyện với công nhân Nhà máy diêm Thống Nhất ngày 16.8.1956 Bác đã khéo nhắc nhở về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ chính đáng của người lao động, Người nói thật giản dị: “Lợi ích của công nhân đi đôi với lợi ích chung của nhà máy. Nếu đời sống được cải thiện và mọi người khoẻ mạnh, thì sẽ phấn khởi thi đua sản xuất làm cho nhà máy thu được nhiều kết quả. Nếu nhà máy phát triển thì có khả năng cải thiện đời sống của công nhân và nhân viên”. Người không quên nhấn mạnh rằng: “Mục đích của Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”. Ngày 18.7.1969, không lâu trước lúc đi xa, Bác đã dành một trong những cuộc tiếp xúc cuối cùng cho đại biểu của Tổng Công đoàn Việt Nam. Người nhắc nhở: “ Làm tốt công tác vận động, tổ chức giáo dục quần chúng công nhân viên chức làm tròn vai trò tiên phong cách mạng, để họ hiểu và tự nguyện, tự giác giữ gìn kỷ luật lao động, giữ gìn của công, thực hành tiết kiệm”. Coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn tạo nên hạnh phúc cho mọi người và cho cả thế hệ mai sau.

Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã trải qua cuộc đời người thợ với nhiều nhọc nhằn, khổ cực. Do vậy đối với giai cấp công nhân, Bác đã có một tình cảm yêu thương đặc biệt, dành nhiều thời gian cho việc xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn. Chính vì thế, dù bận trăm công, nghìn việc hay lúc tuổi đã cao, sức đã yếu Bác vẫn thường xuyên đi đến các công trường, nhà máy, hầm mỏ để chuyện trò, giáo dục, hướng dẫn, dìu dắt giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn là tình cảm yêu thương bao la, là những mong muốn mãnh liệt trong việc xây dựng một giai cấp tiên phong, tiên tiến, hiện đại, tiêu biểu cho đất nước, dân tộc. Cho đến phút cuối đời, Bác vẫn dành trọn vẹn niềm tin sắt đá vào bản lĩnh, sức mạnh của giai cấp công nhân, bởi vì hơn ai hết, Người hiểu sâu sắc rằng: Tương lai và tiền đồ dân tộc phụ thuộc phần lớn vào giai cấp tiên phong này.

Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng”. Người còn dạy rằng: “Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật của công nhân, phải tùy khả năng cộng với cố gắng mà nâng cao dần đời sống vật chất của họ; phải chú ý bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh...”.

Qua những lời dạy của Người, chúng ta nhận thấy trách nhiệm của giai cấp công nhân ngày nay càng nặng nề hơn. Những thành tựu về khoa học kỹ thuật đã giúp con người dần dần giải phóng sức lao động chân tay, phát huy hiệu quả của lao động trí óc chính vì thế nên giai cấp công nhân phải không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Tổ chức Công đoàn các cấp cũng không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động. Nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất được tổ chức tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao góp phần làm giàu cho đất nước. Những thành quả về các ngành công nghiệp điện, khai thác dầu, chế biến nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng và công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin... đã có sự đóng góp không nhỏ của giai cấp công nhân.

 

 

BBT tổng hợp
Số lượt xem:53215
Bài viết liên quan: