Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, nhất là đối với các loại hình đợn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Những năm vừa qua, nội dung công tác này ở tỉnh Kon Tum gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh (2018-2023), Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và chỉ tiêu của Tổng Liên đoàn giao cho LĐLĐ tỉnh thực hiện hàng năm.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp của tỉnh thành lập hàng năm tăng lên rất nhanh, song quy mô doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ngành nghề hoạt động chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ; số doanh nghiệp có từ 10 lao động trở xuống chiếm đa số, khoảng trên 60% tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn. Quá trình thành lập doanh nghiệp, giữa hồ sơ đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền và thực tế hoạt động kinh doanh, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp còn nhiều vấn đề bất cập, nhất là trong vấn đề khai báo, đăng ký sử dụng lao động, cũng như thực hiện giao kết hợp đồng lao động, xây dựng và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, đăng ký tham gia BHXH bắt buộc… giữa người sử dụng lao động với người lao động, đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp thực hiện chưa đúng quy định của pháp luật. Việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội trong doanh nghiệp không được chủ doanh nghiệp quan tâm, tạo điều kiện, nhất là việc vi phạm quyền của người lao động trong việc gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam, dẫn đến người lao động chưa đươc tổ chức công đoàn cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp bảo vệ.
Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS tại các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
Trước thực trạng đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Kon Tum đã tập trung phân tích, xác định rõ nguyên nhân, đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để vận động, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh Kon Tum, nhiệm kỳ 2018-2023 đề ra.
Một trong số những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhất ngay sau Đại hội Công đoàn tỉnh (nhiệm kỳ 2018-2023) là việc đã ban hành Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh về phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong giai đoạn; tiến đến là việc thành lập Tổ công tác phát triển đoàn viên của LĐLĐ tỉnh nhằm hỗ trợ các công đoàn cấp trên cơ sở về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng vận động, tiếp cận dongh nghiệp để thành lập CĐCS, trao thẻ đoàn viên mới, tạo niềm tin cho đoàn viên, CNLĐ đối với tổ chức Công đoàn.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiêm vụ, giải pháp của nghị quyết chuyên đề nêu trên, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn thường xuyên bám sát doanh nghiệp nắm tình hình sản xuất, khảo sát lao động để đưa vào kế hoạch thành lập CĐCS; chỉ đạo việc tăng cường công tác phối hợp với các cấp, các ngành thành lập các tổ công tác liên ngành để tiếp cận doanh nghiệp, vận dụng linh hoạt phương pháp thành lập CĐCS theo cách làm truyền thống và phương pháp mới phù hợp với quy mô từng doanh nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh, Cục thuế tỉnh về cung cấp thông tin doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp thành lập mới, số lao động tham gia BHXH… cho các cấp công đoàn, nhất là doanh nghiệp có nhiều lao động để vận động thành lập kịp thời.
Tham mưu Tỉnh ủy Kon Tum chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình 50-CTr/TU ngày 24-5-2008 về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Kế hoạch 54-KH/TU ngày 08-5-2009 của Tỉnh ủy về thành lập tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn tỉnh; đề xuất Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền thực hiện công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước; phối hợp với LĐTB&XH đôn đốc triển khai thực hiện Nghị định 98/2014/NĐ-CP ngày 24-10-2014 của Chính phủ.
Từ việc triển khai những nhiệm vụ, giải pháp khá đồng bộ nêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay việc thực hiện chỉ tiếu phát triển đoàn viên đã đạt 40% so với Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh, nhiệm kỳ 2018-2023 đề ra, nâng tổng số đoàn viên ngoài khu vực Nhà nước lên 2.861 người; tỷ lệ CNLĐ khu vực ngoài Nhà nước đã kết nạp vào tổ chức Công đoàn đạt 82,8% sơ với CNLĐ; hầu hết những doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên đã thành lập CĐCS; tỷ lệ CĐCS ngoài khu vực Nhà nước đi vào hoạt động được đánh giá, xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên năm 2019 là 51%. Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện hoàn thành chỉ tiêu phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ngoài khu vực Nhà nước theo nghị quyết đã đề ra, công tác chỉ đạo, triển khai cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp đó là:
Rà soát những nhiệm vụ, giải pháp đã triển khai từ đầu nhiệm kỳ đến nay, xác định rõ những vấn đề mới phát sinh, từ đó đề xuất bổ sung nhiệm vụ, giải pháp mới phù hợp với Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về thành lập tổ chức đại diện NLĐ ở cơ sở, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt Nghị quyết chuyên đề về phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS của BCH LĐLĐ tỉnh, nhiệm kỳ 2018-2023.
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền cùng cấp quan tâm đời sống, việc làm, thu nhập, nhà ở, điều kiện vui chơi, giải trí cho đoàn viên và NLĐ; tiếp tục thực hiện các chương trình phúc lợi, an sinh xã hội cho đoàn viên trong doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa người đoàn viên công đoàn và CNLĐ chưa vào công đoàn; phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời vấn đề nợ lương, nợ BHXH, tranh chấp lao động, HĐLĐ, điều kiện làm việc của CNLĐ, thỏa ước lao động tập thể…
Nâng cao vai trò trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Tổ công tác phát triển đoàn viên, của LĐLĐ tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các công đoàn cấp trên trực tiếp trong thực hiện nhiệm vụ được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh giao, thực sự là chỗ dựa tin cậy trong công tác phát triển đoàn viên thành lập CĐCS của các đơn vị. Đề xuất, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh và các ngành liên quan tổ chức đối thoại với chủ doanh nghiệp ngoài Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh qua đó tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp hiểu, tạo điều kiện thành lập CĐCS theo quy định.
Đạt được những kết quả bước đầu nêu trên là nỗ lực lớn của các cấp công đoàn trong tỉnh với quyết tâm không để CNLĐ đứng ngoài tổ chức Công đoàn, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh Kon Tum và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; triển khai động bộ các khâu đột phá trong nửa nhiệm kỳ còn lại, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; xây dựng quan hệ hài hoà, ổn định, tiến bộ; nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Trưởng ban Biên tập: Ông Rơ Chăm Long - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh |
Địa chỉ: Số 166 đường U Re, thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum |
Email: congdoankontum@yahoo.com. |
Điện thoại: (0260). 3917319 hoặc 3914245; Fax: (0260).3862319. |
Tổng số người truy cập: 1414429 Số người online: 104 |
Phát triển:TNC |