TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM
Xây dựng CĐCS vững mạnh là cơ sở quyết định chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn
29-6-2018
Các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên quan tâm triển khai nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 6a/NQ-TLĐ ngày 06-01- 2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS”.
AnhMinhHoa
Cấp phát thuốc cho CNLĐ tại Cụm công nghiệp Hòa Bình trong "Tháng công nhân" 2017

Công đoàn cơ sở là nơi trực tiếp thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ của tổ chức công đoàn, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên, là nơi diễn ra các hoạt động trực tiếp tuyên truyền vận động, tập hợp công nhân, viên chức, lao động vào tổ chức công đoàn. Công đoàn cơ sở là nền tảng có vững mạnh thì tổ chức công đoàn mới vững mạnh và phát triển.

Để những hoạt động đó thực sự hiệu quả, là cơ sở, điều kiện chủ yếu quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống công đoàn thì công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu được các cấp công đoàn trong tỉnh thường xuyên quan tâm triển khai nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 6a/NQ-TLĐ ngày 06-01- 2011 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS”. Trong nhiệm kỳ qua, trên cơ sở hướng dẫn của Liên đoàn Lao động tỉnh, hàng năm các cấp công đoàn đã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc CĐCS đăng ký xây dựng CĐCS vững mạnh, triển khai các giải pháp thực hiện như hướng dẫn, hỗ trợ, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS, nhất là các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đối với những đơn vị còn xếp loại trung bình, xếp loại yếu của năm trước. Một số huyện, ngành đã chỉ đạo xây dựng đơn vị điểm về hoạt động công đoàn ở cơ sở để nhân rộng mô hình hoạt động công đoàn, điển hình như Công đoàn Viên chức, ngành Y tế, Giáo dục, LĐLĐ huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Đăk Glêi... Các CĐCS căn cứ vào nội dung tiêu chuẩn của từng loại hình để đăng ký thi đua xây dựng CĐCS vững mạnh lên công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, theo dõi; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các uỷ viên ban chấp hành trực tiếp theo dõi, hướng dẫn công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, CĐCS thành viên thực hiện nhiệm vụ công đoàn và tự đánh giá, xếp loại hàng năm. Kết quả xếp loại hàng năm cho thấy, hầu hết các CĐCS đã bám sát nội dung, tiêu chí xây dựng CĐCS vững mạnh, chú trọng thực hiện nhiệm vụ trung tâm của tổ chức công đoàn ở cơ sở đó là đại diện, bảo vệ người lao động, tham gia quản lý nhà nước, quản lý cơ quan, doanh nghiệp, phát triển đoàn viên, thu kinh phí công đoàn, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Phương pháp chấm điểm phân loại CĐCS đã bám sát thang điểm theo quy định cho từng tiêu chuẩn để làm căn cứ xếp loại chất lượng hoạt động.

Việc tự đánh giá, xếp loại hàng năm nhìn chung đảm bảo dân chủ, khách quan, từng bước khắc phục tính hình thức; phương pháp đánh giá, phân loại đã lượng hóa được kết quả hoạt động ở cơ sở, được ban chấp hành CĐCS tham khảo ý kiến của đoàn viên, công khai kết quả đánh giá, xếp loại trước khi gửi hồ sơ đề nghị lên công đoàn cấp trên trực tiếp xét duyệt. Trước khi xét công nhận, các huyện, ngành đều kiểm tra, thẩm định, đánh giá, chấm điểm và quyết định xếp loại CĐCS đảm bảo chặt chẽ và biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, những CĐCS không báo cáo kết quả tự chấm điểm cuối năm được công đoàn cấp trên kiên quyết xếp loại Yếu, đồng thời không xét thi đua khen thưởng năm đó. Kết quả xếp loại bình quân trong nhiệm kỳ qua cho thấy CĐCS khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đạt vững mạnh, chiếm tỷ lệ 82%, khu vực ngoài nhà nước vững mạnh chiếm tỷ lệ 55,4%. Kết quả xếp loại công đoàn cấp trên cơ sở giai đoạn 2015 - 2017 có 70% công đoàn cấp trên cơ sở xếp loại Tốt, 30% đạt loại Khá.

Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền, chủ doanh nghiệp cùng với sự nỗ lực, nhiệt tình, tự giác của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ công đoàn kiêm nhiệm ở cơ sở đã góp sức xây dựng tổ chức công đaonf cơ sở vững mạnh, đưa hoạt động công đoàn tỉnh Kon Tum ngày càng hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế trong công tác xây dựng CĐCS vững mạnh, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại CĐCS đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức công đoàn, đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 6a/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở”.

Bài: Lê Thanh Bình
Số lượt xem:16682
Bài viết liên quan: