GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CÁCH LÀM HIỆU QUẢ
Kết quả xây dựng "cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" ở huyện Sa Thầy
12-7-2018
Trên địa bàn huyện Sa Thầy hiện có 88 công đoàn cơ sở (CĐCS), trong đó có 39 CĐCS cơ quan hành chính, sự nghiệp; 01 CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước và 46 CĐCS trường học. Tổng số đoàn viên công đoàn 1.985/2.043 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, nữ 1.123 người, chiếm tỷ lệ 55%.
AnhMinhHoa
Ngày hội VHTT CNVCLĐ huyện Sa Thầy năm 2018

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động tỉnh Kon Tum về việc Công đoàn hưởng ứng, tham gia xây dựng đời sống văn hóa, được cụ thể hóa bằng phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, nay là “cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” theo Thông tư 08/2014/TT-BVHTT&DL; Hướng dẫn số   237/HD-SVHTTDL-LĐLĐ, ngày 17/03/2016, của Sở Văn hóa thể thao và Du Lịch- Liên đoàn lao động tỉnh Kon Tum về việc hướng dẫn triển khai một số nội dung công nhận danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

         Đặc biệt, để thực hiện đạt mục tiêu Nghị Quyết huyện Đảng bộ huyện Lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 với chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 100 % các cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp trên địa bàn huyện phối hợp CĐCS đăng ký danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, đến năm 2020, toàn huyện đạt 65 % cơ quan đơn vị được công nhận danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Nhằm đưa nội dung phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa vào thực hiện đạt kết quả, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Sa Thầy đã tổ chức quán triệt đến đội ngũ cán bộ công đoàn và hướng dẫn đến CĐCS bằng các nội dung, tiêu chí cụ thể, giao Chủ tịch CĐCS phối hợp với thủ trưởng cơ quan, phổ biến đến cán bộ, công chức, người lao động (CBCC,NLĐ), xác định đây là một nhiệm vụ với mỗi đoàn viên công đoàn, là nội dung chính trong các tiêu chí đánh giá, xếp loại CBCC, NLĐ trong năm công tác đối với cá nhân và xét công nhận CĐCS vững mạnh, đây cũng là căn cứ để đánh giá, xem xét xếp loại tổ chức cơ sở đảng hằng năm.      

 

            Từ thực tiễn qua các năm tổ chức phối hợp thực hiện tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn tình trạng hình thức, từ khâu đăng ký, đến triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả. Dẫn đến phong trào kém tính thi đua, chưa đảm bảo tính trung thực, đùn đẩy trách nhiệm giữa CĐCS và chuyên môn, làm giảm sút vai trò của tổ chức công đoàn. Khắc phục tình trạng này, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về thực hiện Quyết định số 46/2015/QĐ-UBND, ngày 30/11/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon về việc ban hành một số tiêu chí bổ sung và phương pháp đánh giá việc công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” trên địa bàn huyện. Tham mưu cho Ban chỉ đạo cấp huyện, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện làm trưởng Ban, chọn một số cơ quan, đơn vị, CĐCS tiêu biểu làm mô hình cho các đồng chí thủ trưởng các đơn vị và Chủ tịch CĐCS tới học tập, trao đổi kinh nghiệm thực hiện. Đồng thời Ban Thường vụ LĐLĐ huyện tổ chức phân nhóm, tổ theo các khối để các đơn vị, CĐCS thi đua, giám sát nhau trong triển khai thực hiện. 

Đầu năm, mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, CĐCS phối hợp cùng thủ trưởng đơn vị căn cứ các tiêu chí tổ chức đăng ký với Ban chỉ đạo, đồng thời phổ biến, quán triệt đến CBCC, NLĐ, đưa vào Nghị quyết hội nghị cán bộ công chức, viên chức, hội nghị người lao động để thực hiện. Cuối năm công tác, từng cơ quan, đơn vị tự đánh giá chấm điểm, gửi kết quả về Ban chỉ đạo, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện; các tổ, nhóm tự kiểm tra, đánh giá, chấm điểm trong nhóm, tổ thuộc khối mình và gửi kết quả về Thường trực Ban chỉ đạo và LĐLĐ huyện. Ban chỉ đạo rà soát, kiểm tra ngẫu nhiên một vài đơn vị trong mỗi tổ, nhóm để có đánh giá, xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện ra quyết định công nhận, cấp bằng “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” hằng năm. Bằng phương pháp và cách làm của mình, những năm qua phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn huyện Sa Thầy đã cơ bản khắc phục được căn bệnh hình thức, đùn đẩy trách nhiệm, chất lượng triển khai thực hiện đã dần đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo phong trào trên địa bàn huyện được khẳng định, trách nhiệm và vai trò của tổ chức công đoàn, nhất là cấp cơ sở được rõ nét hơn khi phối hợp với chính quyền trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hằng năm đã đăng ký phong trào ở mức năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2015 có 34/79 cơ quan, đơn vị đăng ký, bằng 43%; năm 2016 có 63/84 cơ quan, đơn vị đăng ký, bằng 75%; năm 2017 đã có 87/87 cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đạt 100%. Kể từ 2016, 2017, theo hướng dẫn mới về kiểm tra, đánh giá công nhận đơn vị đạt chuẩn văn hóa, Sa Thầy đã xét, đề nghị và được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện công nhận 47 đơn vị, bằng 54% kế hoạch của Nghị Quyết huyện Đảng bộ đề ra.

Với cách làm mới, cụ thể, phù hợp với yêu cầu tại địa phương, cũng như sự vào cuộc trách nhiệm của cấp Ủy, chính quyền, nhất là vai trò chủ động trong công tác phối hợp tham mưu, triển khai của LĐLĐ huyện và các thành viên Ban chỉ đạo, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa trên địa bàn huyện Sa Thầy đã, đang đi vào thực chất, hiệu quả. 

Bài và ảnh: Diệu Hòa
Số lượt xem:1246
Bài viết liên quan: