GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CÁCH LÀM HIỆU QUẢ
Chăm lo nâng cao kỹ năng nghề cho người Lao động, mấu chốt quyết định năng xuất và chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Một thành viên Cao su Kon Tum
12-7-2018
Nâng cao kỹ năng, tay nghề, bậc thợ cho người lao động, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị trọng điều kiện áp lực đòi hỏi mỗi ngày một cao hơn về chất lượng sản phẩm, cải tạo môi trường làm, đảm bảo sức khỏe người Lao động là công việc thường xuyên, liên tục của người đứng đầu doanh nghiệp.
AnhMinhHoa
Hội nghị Người lao động Cty TNHH MTV Cao Su Kon Tum

Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) cao su Kon Tum là đơn vị kinh tế có tính chất mũi nhọn, chủ lực trên địa bàn Kon Tum, chuyên canh cây cao su vào loại lớn nhất Kon Tum hiện nay xét về diện tích vườn cây, cũng như khả năng khai thác và chế biến sản phẩm. Kể từ khi bắt đầu khai đất, trồng mới trên quê hương Kon Tum, đến nay đã 34 năm hình thành và phát triển, với từng thời kỳ, từng bước vượt lên những khó khăn, vất vả, đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế của mình. Với diện tích 9.838,9 ha vờn cây, trong đó đã và đang cho khai thác 7.540 ha, Công ty đang tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 6.700 lao động, đặc biệt số Lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số lên tới hơn 4.200 người, chiếm tỷ lệ trên 62%. So với trước, thời gian gần đây, cây cao su không còn là cây độc quyền do Công ty trồng mà nó đã trở thành lại cây tương đối phổ thông với nhân dân, vì vậy mọi cá nhân, hộ gia đình đều có thể tự trồng khoặc liên kết với Công ty cùng phát triển. Vì vậy trong Công ty hiện nay đang tồn tại 3 loại hình lao động: số lao động là Hộ nhận khoán chiếm 42%; số lao động theo mô hình hộ liên kết chiếm tỷ lệ 26%; số lao động là công nhân thu hoạch mủ 4.975 người, bằng 74%.

 

Xác định phát triển doanh nghiệp luôn gắn với phát triển con người, coi con người là tài sản vốn quý của đơn vị, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển vì vậy trong nhiệm vụ chăm lo, bảo đảm việc làm và các nghĩa vụ vật chất đối với người Lao động, thì việc chăm lo, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề cho người lao động cũng là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Trình độ tay nghề của người lao động sẽ quyết định chất lượng sản phẩm làm ra của doanh nghiệp, trình độ tay nghề của mỗi lao động cũng là cơ sở để người sử dụng lao động xem xét, bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp ý. Để hiện thực hóa nâng cao tay nghề, bậc thợ và kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trong Công ty, đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Nhiều năm qua, Ban giám đốc công ty đã phối hợp chặt chẽ với Công đoàn công ty hằng năm tổ chức các đợt bồi dưỡng, các lớp tập huấn nâng cao tay nghề cho người lao động trong công ty. Phong trào tự nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệp được diễn ra thường xuyên, với nhiều cấp độ, từ cá nhân, đến tổ, nhóm, đến cấp độ các cuộc thi từ cấp đội sản xuất, đến nông trường và cấp toàn công ty. Hàng năm, Công đoàn Công ty kiến nghị đưa nội dung học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động vào Nghị quyết Hội nghị người lao động, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, coi đây là một trong các tiêu chí để bình xét thi đua hàng năm. Tham mưu cho Đảng ủy Công ty, chính quyền bố trí thời gian, kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại đơn vị phù hợp với từng đối tượng lao động. Theo đó hằng năm, trước khi bước vào mùa khai thác mủ, Công đoàn cùng với Công ty tổ chức tập huấn lại cho đội ngũ công nhân khai thác mủ về lý thuyết và thực hành, ở từng cấp độ khác nhau. Công nhân có tay nghề đạt giỏi qua các kỳ kiểm tra, các đợt thi hằng năm thì được bố trí bồi dưỡng trong thời gian 3 ngày; công nhân có trình độ tay nghề khá và trung bình thì đào tạo trong thời gian từ 5 – 7 ngày. Sau mỗi kỳ tập huấn, bồi dưỡng, người lao động sẽ được bộ phận kỹ thuật và Hội đồng chấm thi tổ chức kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho những người đạt yêu cầu kỹ thuật, những trường hợp chưa đạt tiêu chuẩn, nông trường bố trí cán bộ nông nghiệp giúp đỡ, tạo điều kiện học và tổ chức kiểm tra, đánh giá lại. Trong quá trình sản xuất, người lao động luôn được Lãnh đạo và Công đoàn bộ phận tại các Nông trường, giám sát, kiểm tra công nhận định kỳ, kết quả được phòng kỹ thuật công ty phúc tra, đánh giá. Do làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động trong đơn vị nhiều năm qua, mà phong trào “Luyện tay nghề – thi thợ giỏi” ở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su Kon Tum đã mang lại kết quả cao, thu hút được sự tham gia của 100% đoàn viên và nười lao động. 100% người lao động và hộ nhận khoán, cũng như hộ liên kết đều được trang bị kỹ thuật chăm sóc vườn cây; Công nhân cạo, khai thác mủ có trình độ theo thang điểm quy định chung của Tập đoàn ở mức khá, giỏi, xuất sắc đạt 63%, tỷ lệ tay nghề xếp hạng trung bình giảm xuống còn 37%. Với chất lượng về trình độ tay nghề, bậc thợ của người lao động, đã góp phần đưa công ty luôn là tốp một trong số ít những đơn vị đạt và vợt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và Tập đoàn giao hằng năm. Gần đây nhất là kết quả năm 2017, tính đến 08/11/2017 Cty đã đạt mốc kế hoạch 13.300,713 tấn mủ cao su quy khô, bằng 100,005% kế hoạch, về đích trước thời gian 52 ngày. Đến ngày 31/12/2017 Công ty đạt sản lượng khai thác đạt trên 15.229 tấn mủ, đạt 114,5% kế hoạch Tập đoàn giao theo kế hoạch điều chỉnh và vượt 119,53% so với kế hoạch ban đầu giao là 12.800 tấn. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Cty thực hiện kế hoạch sản lượng khai thác về đích trước 20 ngày và là năm có thời gian về đích sớm nhất.

Những thành tựu đạt được trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH MTV cao su Kon Tum đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Cúp vàng Hội nhập kinh tế quốc tế, Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng, Cúp vàng tốp 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, tốp 10 doanh nghiệp xuất sắc Asean, nhiều Bằng khen của UBND tỉnh và Uỷ Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum về thành tích trong các phong trào thi đua yêu nước cũng như tham gia hiệu quả các phong trào an sinh xã hội tại địa phương.

Bài và ảnh: Diệu Hòa
Số lượt xem:1133
Bài viết liên quan: