GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CÁCH LÀM HIỆU QUẢ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NỮ CÔNG CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP TRONG NHIỆM KỲ MỚI
24-8-2018
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp, đa dạng hình thức tập hợp, hướng mạnh về cơ sở; tích cự tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
AnhMinhHoa
Nữ CNVCLĐ tỉnh Kon Tum tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ công

Theo số liệu thống kê các cấp công đoàn báo cáo, số lượng CNVCLĐ tỉnh Kon Tum gồm 16.069 người, chiếm tỷ lệ trên 50% so với tổng số đoàn viên, CNVCLĐ; có 290 ban nữ công quần chúng với 976 ủy viên. Trong những năm qua, lực lượng nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động các cấp công đoàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng phát huy vai trò, vị trí, năng lực của mình trên tất cả các lĩnh vực công tác; từng bước  đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị góp phần đóng góp tích cực vào sự  phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước.

Xuất phát từ yêu cầu của phong trào nữ CNVCLĐ, trong những năm qua Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đă ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, như: Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 29/01/2011 “Về công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Chương trình hành động số 1273/CTr-TLĐ ngày 05/8/2011 về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015,Chương trình hành động số 190/CTr-TLĐ ngày 30/01/2008 thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chỉ thị số 03/CT-TLĐ ngày18 tháng 8 năm 2010 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn công tác nữ công.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của phong trào CNVCLĐ, thời gian qua Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Kon Tum đã tập trung chỉ đạo công đoàn các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình công tác nữ công, tạo điều kiện để nữ CNVCLĐ yên tâm lao động, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Liên đoàn Lao động tỉnh đã triển khai Kế hoạch thực hiện Bình đẳng giới giai đoạn 2010-2015 và Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 6b ngày 29/01/2011 và Kết luật số 147 ngày 4/2/2016 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam; Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh về “Công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động” giai đoạn 2013 - 2018; Hướng dẫn việc đẩy mạnh thực hiện và khen thưởng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ; tổ chức khảo sát tình hình việc làm, đời sống và thực hiện chế độ chính sách lao động nữ; tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật lao động tới ngư­­ời lao động. Chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực tham gia xây dựng thoả ­­ước lao động tập thể, thuyết phục với chủ doanh nghiệp ký các điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ, cao hơn so với quy định của pháp luật. Nâng cao vai trò đại diện ban nữ công quần chúng đối với lao động nữ  theo quy định. Tổ chức sinh hoạt định kỳ, nghe nói chuyện chuyên đề Bình đẳng giới, kiến thức pháp luật, Dân số-SKSS, tổ chức giao lưu gặp mặt cán bộ nữ công, gia đình CNVCLĐ hạnh phúc, trao đổi kỹ năng truyền thông nuôi con bằng sữa mẹ, tổ chức khám chuyên khoa cho nữ CNLĐ... đã thu hút đông đảo chị em tham gia. Song song với việc tuyên truyền, các cấp công đoàn còn tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với LĐN như: tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và đặc biệt là các chính sách, chế độ riêng đối với phụ nữ khi tham gia lao động. Các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho LĐN cũng được quan tâm đúng mức, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động VHVN, TDTT… thu hút đông đảo nữ CNVCLĐ tham gia. 

Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện một số chính sách liên quan tới lao động nữ vẫn còn những khó khăn như  các lý do về đặc thù của công việc, về sự bất bình đẳng  giới vẫn còn trong xã hội... Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nữ công và thực hiện tốt chính sách pháp luật đối với lao động nữ, trong nhiệm kỳ 2018-2023 các cấp công đoàn tỉnh cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

- Ban Chấp hành  công đoàn mỗi cấp không ngừng củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, đa dạng hóa các hình thức hoạt động nữ công như tọa đàm, giao lưu, tổ chức các diễn đàn, câu lạc bộ, sinh hoạt chuyên đề, thi cán bộ nữ công giỏi các cấp.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, chuyên nghiệp, đa dạng hình thức tập hợp, hướng mạnh về cơ sở. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu Nghị quyết số 11-NQ/TW đã đề ra về công tác phụ nữ và BĐG; quan tâm tạo nguồn cán bộ nữ trẻ, nữ dân tộc thiểu số; xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong tổ chức công đoàn. Nghiên cứu, cụ thể hóa các mục tiêu nội dung, nhiệm vụ để triển khai thực hiện Kế hoạch số 60-KH/TU ngày 08/6/2018 của Tỉnh ủy Kon Tum; Công văn số 393/TLĐ ngày 16/3/2018 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng “tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới” nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về vai trò, vị trí, tiềm năng to lớn của phụ nữ, về công tác phụ nữ và bình đẳng giới.

- Chọn lựa các nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục phù hợp đặc điểm, tình hình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn vị, doanh nghiệp. Lồng ghép tuyên  truyền, phổ biến pháp luật, chế độ, chính sách đối với lao động nữ, chú trọng các nội dung Bộ luật Lao động 2012, Luật Công đoàn 2012, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, vấn đề hôn nhân, gia đình, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho CNLĐ…Chú trọng tuyên truyền ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước có đông lao động nữ.

- Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác tham gia quản lý và phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ và có những kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm những trường hợp, tổ chức, đơn vị vi phạm chế độ chính sách lao động nữ./.              

Hồng Hà- Ban Tuyên giáo Nữ công
Số lượt xem:4117
Bài viết liên quan: